XỬ LÝ NƯỚC CẤP

XỬ LÝ NƯỚC CẤP

XỬ LÝ NƯỚC CẤP

Hiện nay nguồn nước đã bị ô nhiễm quá nặng ảnh hưởng lớn đến môi trường và con người. Do đó, việc xử lý nước cấp là việc cần được chú trọng. Nguồn nước nguyên thủy, trong lành và sạch giờ đã không còn nữa.

QUÝ KHÁCH ĐỂ LẠI THÔNG TIN, CHÚNG TÔI SẼ GỌI LẠI TƯ VẤN NGAY !

Vui lòng nhập số điện thoại
  • Thông tin sản phẩm
  • Bình luận

Xử lý nước cấp

Hiện nay nguồn nước đã bị ô nhiễm quá nặng ảnh hưởng lớn đến môi trường và con người. Do đó, việc xử lý nước cấp là việc cần được chú trọng. Nguồn nước nguyên thủy, trong lành và sạch giờ đã không còn nữa.

Nước cấp có từ đâu?

Nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng mọi người không sử dụng nguồn nước tự nhiên từ các sông, hồ nữa mà người dân sử dụng nguồn nước từ các trạm bơm để sinh hoạt được gọi là nước cấp. Nước cấp là nước đã qua quá trình xử lý, bằng các biện pháp hóa học, lý học, cơ học, sinh học để đạt tiêu chuẩn cung cấp cho các quá trình sinh hoạt, công nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn các trạm cấp nước hiện nay chỉ bơm nước ngầm trực tiếp đến hộ dân sử dụng chứ không xử lý hoặc hệ thống đường ống dẫn bằng sắt có chất lượng kém.

Nước cấp có từ rất nhiều nguồn khác nhau nước cấp được phân loại bao gồm: nước mặt (sông, ao hồ), nước ngầm, nước mưa, nước biển, nước thải tái sử dụng. Đầu tiên phải nói đến nguồn nước mặt là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sinh hoạt và công nghiệp hiện nay với trữ lượng lớn thay đổi theo mùa.

Tiếp theo là nguồn nước ngầm là nguồn nước nằm dưới đất được bổ cập bởi nước mặt và nước mưa. Nước ngầm có chất lượng tốt hơn so với nước mặt, nhưng trữ lượng không ổn định.

Bên cạnh, nước mưa: chất lượng nước phụ thuộc vào độ sạch không khí, nước mưa thiếu các loại muối khoáng cần thiết cho con người và súc vật.

Cuối cùng là nước biển: có trữ lượng lớn nhưng khó xử lý, có độ mặn cao trung bình 3,5%.

Nước cấp ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm da, tiêu hoá, tiêu chảy và nguy cơ ung thư ngày càng cao. Sau đây là chi tiết các thành phần có trong nước:

Nước mặt: có nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nên cần xử lý triệt để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng

Nước ngầm có hàm lượng ion kim loại cao hơn nước mặt và vi khuẩn có trong đất, nên cần xử lý.

Có thể nói độc nhất là nguồn nước cấp nhiễm Asen đang gây hoang mang cho nhiều hộ gia đình bởi nó có thể ảnh hưởng ngay hoặc tích tụ dần trong cơ thể con người gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm nhưng lại không thể nhận biết nó bằng mát thường bởi nước có chứa Asen không gây mùi vị khó chịu, không màu

Tiếp theo là nguồn nước cấp nhiễm mặn, ngày nay khi các đập ở vùng cao được xây dựng nhiều nước ta chịu tác động của nước biển xâm nhập gây ra một số tỉnh nguồn nước bị nhiễm mặn do có thành phần muối hòa tan vượt mức cho phép. Nguyên nhân do thủy triều hoặc do sự xâm nhập mặn vào hệ thống sông ngòi, kênh rạch.

Các ngành nào cần xử lý nước cấp?

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng phát triển các khu dân sư mọc lên nhanh chóng và việc xử lí nước cấp của tất cả các ngành từ các trung tâm đô thị đến các vùng nông thôn đều cần đến nhưng đặc biệt có 1 số ngành cần có nước cấp tinh khiết để tránh ảnh hưởng quá trình sản xuất. Ngành công nghiệp có sử dụng lò hơi, ngành y tế: (chế biến dược phẩm, điều chế thuốc,…)

Phương pháp xử lý nước cấp?

Xử lý nước bằng phương pháp keo tụ tạo bông: sử dụng hóa chất keo tụ làm các cặn có kích thước nhỏ trong nước làm chúng kết tủa thành những bông cặn lớn hơn và chiềm xuống dưới đấy, chủ yếu xử lý cho nguồn nước mặt.

Xử lý nước bằng phương pháp lắng có thể khử cặn lơ lững trong nguồn nước cấp, loại bỏ bông cặn của quá trình keo tụ - tạo bông, trong quá trình làm thoáng – khử sắt, áp dụng nguyên lý trọng lực là chủ yếu

Xử lý nước bằng phương pháp lọc: chủ yếu loại bỏ thành phần bông cặn mịn không lắng được, và 1 phần vi sinh vật có trong nước. có nhiều loại vật liệu lọc như: cát, than anthracite, than hoạt tính, vật liệu hỗn hợp,…

Xử lý nước bằng phương pháp khử trùng: khử toàn bộ các VSV gây bệnh có trong nước, có nhiều cách như: sử dụng nhiệt độ, tia UV, hóa chất có tính oxi hóa mạnh (khí O3, Clo,…)

Ngoài ra còn có các phương pháp xử lý nước cấp khác tùy vào nguồn nước đầu vào

Xử lý nước bằng phương pháp làm thoáng: sử dụng dàn mưa, máy phun nước hoặc thùng quạt gió. Nguyên tắc sử dụng chủ yếu là cho nước tiếp xúc trực tiếp với Oxi, thủy phân tạo cặn Fe(OH)3 và tách cặn bằng bể lắng và lọc

Xử lý nước bằng phương pháp hóa chất: thường sử dụng các chất có tính oxi hóa mạnh (Clo, KMnO4, O3,…) khả năng khử Sắt nhanh, môi trường pH thấp.

Xử lý nước bằng phương pháp trao đổi ion: sử dụng các vật liệu trao đổi ion (tự nhiên, tổng hợp, vô cơ hay hữu cơ) như ion trên than, ion vô cơ (alumosilicat tinh thể, zeolite tự nhiên, khoáng sét cấu trúc lớp,…) , trên nhựa. Khử muối bằng phương pháp trao đổi ion tức là lọc nước qua bể lọc có chứa các hạt nhựa ion hoạt tính.

Phương pháp thẩm thấu ngược (RO):Lọc nước qua màng RO (màng bán thấm đặc biệt), màng chỉ cho nước đi qua còn các ion của muối hòa tan trong nước được giữ lại.

Xử lý nước bằng phương pháp vi sinh: một số vi sinh vật có khả năng oxi hóa sắt trong nước.

Bên cạnh đó, Công Ty TNHH Kỹ Thuật Môi Trường Việt Thắng còn có biện pháp xử lý nước cấp nhiễm Asen và nước mặn.

Xử lý nước nhiễm Asen

Bể lắng - cách xử lý dân gian thường dùng phương pháp này gần giống với giàn mưa, duy chỉ khác là nước tự lắng đọng và được oxi hóa bởi ánh sáng mặt trời. Cách loại bỏ Asen này được nhiều người sử dụng dụng nhưng hiệu quả không cao.

Sử dụng than hoạt tính 100% để xử lý nước ngầm nhiễm Asen. Than hoạt tính được sử dụng rộng rãi để loại bỏ những loại chất ô nhiễm hữu cơ, vô cơ trong tự nhiên và đặc biệt tốt hơn khi xử lý nước ngầm nhiễm Asen.

Xử lý nước nhiễm mặn

Phương pháp chưng cất nhiệt: Được sử dụng nhiều trong dân gian. Cơ sở của phương pháp này chính là đun nóng nước tới điểm sôi để chuyển thành dạng hơi sau đó ngưng tụ lại thành nước tinh khiết. Phương pháp này thích hợp với mọi loại nước có độ mặn khác nhau.

Tất cả phương pháp trên là một số cách thông thường để chúng ta có thể áp dụng. Nhưng tùy vào các ngành khác nhau chúng ta áp dụng các biện pháp khác để xử lý một cách hiệu quả.

Tại sao cần xử lý nước cấp?

- Để cung cấp số lượng nước an toàn và đầy đủ về mặt hoá học, vi trùng học để thoả mãn nhu cầu về ăn uống, sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất công nghiệp và phục vụ sinh hoạt cộng đồng của các đối tượng sử dụng nước.

- Cung cấp nước có đủ thành phần khoáng chất cần thiết cho việc bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng.

Để có nguồn nước trong sạch đạt tiêu chuẩn sử dụng cung cấp nước cho quá trình sinh hoạt và hoạt động sản xuất.

Công Ty TNHH Kỹ Thuật Môi Trường Việt Thắng mong muốn đưa các phương pháp xử lý nước cấp tối ưu nhất đến khách hàng để đảm bảo việc xử lý nước cấp không phải là vấn đề khó giải quyết

Như thế, để giải quyết việc xử lý nước cấp trải qua nhiều công đoạn khó khăn phải xử lý từ nguồn nước ngầm, nước mặt, loại bỏ các ion Fe, Ca, Mg và các tạp chấ khác tốn khá nhiều công sức, trí tuệ của các kĩ sư chuyên nghiệp. Để có được môi trường xanh và nguồn nước sạch thì cần xử lý nước cấp một cách nghiêm ngặt để các thành phần độc hại có trong nước được loại bỏ hoàn toàn đảm bảo sức khỏe mọi người. Đó cũng là mong muốn của công ty xử lý nước cấp Việt Thắng Enviro.